Kỹ năng phòng chống đuối nước trong ngày hè!


Kỹ năng phòng chống đuối nước trong ngày hè!
Chuẩn bị vào hè các cha mẹ đang băn khoăn khi không biết chon cho con mình sân chơi nào cho phù hợp, không biết phải làm gì để con luôn được an toàn, đặc biệt hè các con vô cùng thích đi bơi và nguy cơ bị đuối nước cũng theo đó càng tăng lên.
Có những bố mẹ có con biết bơi và họ chủ quan nghĩ rằng như vậy là an toàn, là con vô tư đi bơi.
Bố mẹ ơi đừng vội chủ quan và bỏ lơ con nhé!
Bài viết này tôi xin chia sẻ cho các bạn một số kỹ năng giúp con trẻ an toàn trong mùa hè khi đi bơi, đi tắm cha mẹ nhé!
Đầu tiên các bạn cần hiểu được như thế nào là đuối nước?
Đuối nước là hiện tượng khí quản của con người bị nước xâm nhập dẫn đến không thở được, và khi không thở được như vậy họ sẽ chết do cơ thể thiếu oxy.
Có 2 loại đuối nước: đuối nước trong nước và đuối nước trên cạn.
Có những trường họp sau khi con đi bơi về mới xảy ra hiện tượng đuối nước nên các bạn không nên chủ quan nhé!
Những kỹ năng giúp trẻ phòng tránh tai nạn đuối nước.
1. Không chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước.
2. Hướng dẫn và cho các con tập luyện tập lặn trước khi học bơi.
3. Khi bơi ở bể con cần bơi đúng theo quy định độ sâu và quy định khu vực bơi theo lứa tuổi: các con nhỏ không bơi trong bể sâu từ 1,2 trở lên.
Trước khi các con xuống bể bố mẹ hướng dẫn con khởi động thật kỹ các khớp, tập các động tác cơ bản các kỹ thuật bơi. Hoặc trang bị phao bơi với những bạn mới học bơi.
4. Khi đi du lịch cùng gia đình, các con dù biết bơi hay chưa biết bơi cũng chỉ nên tắm gần bờ và có người lớn đi kèm.
5. Tuyệt đối tuân thủ theo các quy định của bể bơi nơi con tham gia.
6. Khi bị trượt chân hoặc chới với con cần bĩnh tĩnh và giữ nhịp thở để không bị ngạt nước.
7. Khi phát hiện có người rơi, ngã xuống nước con cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến cứu, giúp đỡ ngay.
8. Con cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng có thể chạm đến người bị đuối như: cây sào, phao, áo, quần, dây chạc,… con hướng dẫn họ bám chặt vào vật dụng đó và kéo họ lên bờ.
Lưu ý: tuyệt đối không được nhảy xuống theo nạn nhân để tránh việc bản thân cũng bị đuối nước do chưa có đủ kỹ năng cứu đuối và chưa đủ sức.
Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền phải tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay. Sau đó khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân, đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân. 
Nếu thấy tim nạn nhân ngừng đập các bạn cần dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2-3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10-15 nhịp. Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.
Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, điều này quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử lý chậm nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống sau đó.
Chúc cha mẹ và các con có mùa hè an toàn!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét