LIỆU CON CÓ QUÁ TẢI TRONG VIỆC HỌC

 Hiện tượng các cha mẹ thời hiện đại luôn muốn con mình có những tài năng và sự hiểu biết vượt trội so với tuổi (theo kiểu thần đồng, phát hiện năng khiếu sớm…) nên hiện tượng cho con đi học từ khi còn rất nhỏ đang là “mốt”. Trên face book hiện nay có rất nhiều các hội nhóm để các cha mẹ có thể trao đổi và thảo luận với nhau các phương pháp nuôi dạy con đồng thời tiện rủ rê nhau cùng tổ chức party hoặc các lớp học cho con theo cùng độ tuổi. Thậm chí con mới 6 tháng các cha mẹ đã tổ chức ra lớp học bơi và thuê người giảng dạy riêng cho các bé (khoảng 2-3 bé) có cùng độ tuổi….Đó là chưa kể đến những năm tháng tiếp theo con sẽ nạp bao nhiêu môn học, bao nhiêu lượng kiến thức nữa thì liệu đã bao giờ các bậc cha mẹ nghĩ con mình có quá tải không? Vậy những dấu hiệu nào để cha mẹ nhận diện con mình đang trong trạng thái quá tải? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ tham khảo từ đó nhìn nhận và lên kế hoạch học của con cho phù hợp với độ tuổi nhé. 1.Trẻ không tập trung và hào hứng với việc học Trẻ càng không tập trung và hào hứng với nội dung học thì sẽ càng kéo dài thời gian học của trẻ. Điều đó lại càng khiến cho trẻ cảm thấy chán nản và mệt mỏi thậm chí căng thẳng, chống đối việc học. Trẻ không những bị tạo áp lực, bị so sánh, bị thúc ép…khi ở nhà mà khi lên lớp trẻ cũng sẽ cảm thấy uể oải, mất tập trung, rồi lại bị giáo viên phê bình, phạt, bạn bè chê cười…nó cứ thành một vòng tròn luẩn quẩn như vậy khiến trẻ bế tắc, không chia sẻ ra được sẽ dần dần thành thu mình, tự kỷ, mất niềm tin và cảm hứng vào không chỉ việc học mà cả những người thân xung quanh, cảm giác không được tin tưởng, cảm giác kém cỏi, tự ti sẽ bao trùm trong suy nghĩ của trẻ. Vậy theo các cha mẹ, đó đã phải là con đang quá tải và rất áp lực? 2. Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ Trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán nản đến mức chán ăn, ăn không ngon, người gầy yếu. Thậm chí những trẻ đang ở độ tuổi tăng cân như trẻ mầm non và học lớp 1 cũng đã có rất nhiều các con suy dinh dưỡng, thấp còi do áp lực từ việc học. Một trong những dấu hiệu của việc trẻ bị quá tải đó là buổi tối trẻ khó ngủ, thường đi ngủ sau 12h đêm nhưng ban ngày lại luôn buồn ngủ, ngáp và mệt mỏi. Trẻ bị đau đầu , thậm chí tăng huyết áp, theo khoa học đã chứng minh thì việc tăng huyết áp khi căng thẳng thường xuất hiện ở các bé gái hơn các bé trai. Tuy nhiên điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và thể chất của trẻ. 3. Thay đổi về tâm sinh lý, cảm xúc Trẻ bắt đầu xuất hiện hiện tượng dễ cáu bẳn, khó chịu, dễ bị kích động tâm lý, hay nói tục, chửi bậy thậm chí còn la hét, gào khóc… Khi con quá căng thẳng tâm sinh lý của con cũng thay đổi liên tục, đây là dấu hiệu rất dễ để cha mẹ nhận biết và đánh giá mức độ căng thẳng của con. Nếu các tình trạng trên kéo dài 1-2 tuần các cha mẹ vui lòng cho con đi khám đồng thời chia sẻ trao đổi với con và tháo gỡ giúp con những vấn đề con đang bế tắc. Các cha mẹ tháo gỡ và có biện pháp càng sớm càng giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng và tránh những hậu quả to lớn gây ảnh hưởng đến cả tâm sinh lý của con như: tự kỷ, trầm cảm… Hi vọng qua bài viết này các cha mẹ sẽ nhận thức rõ về khả năng của con và đừng quá kỳ vọng cũng như tạo áp lực lớn so với độ tuổi của con.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét