CÁCH NUÔI DẠY CON

Là cha mẹ, chúng ta đều mong muốn con cái khôn lớn,trưởng thành,luôn vững tâm vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập và cuộc sống, Tuy nhiên song hành với sự độc lập, trưởng thành, các con cũng phải đối diện với sức ép về trách nhiệm, sự phát triển của thói quen học tập tốt và thi đua cùng các bạn đồng trang lứa. Trong mỗi giai đoạn phát triển đó, cha mẹ đều giữ vai trò khá quan trọng trong việc định hình những thay đổi của con theo chiều hướng tốt hay xấu. con, cha mẹ nên nắm vững cơ hội, rèn luyện cho con biết cách suy nghĩ vấn đề một cách hiện thực, giúp con dần trưởng thành, toàn diện hơn. 1. Giúp con rèn luyện thái độ đúng mực: Cha mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với con về sự chừng mực của tính hiếu thắng, không phải lúc nào con cũng đứng nhất, thất bại không phải là điều tồi tệ. Cha mẹ cần dạy cho con cách đối diện với thất bại. Rât nhiều con có tính cạnh tranh cao nên cần ngăn chặn những hành vi xấu đó bằng cách tìm cho con một môn thể tao yêu thích, sau đó khuyến khích con tham gia chơi để bản thân con ý thức được sự hợp tác, gắn bó, hiểu được sức mạnh của tinh thần đồng đội. Từ đó, con sẽ học được cách đối diện với chiến thắng và thất bại một cách đúng mực, bất kể đó là môn thể thao đồng đội hay bài kiểm tra cá nhân. 2. Thực hành nguyên tắc không viện lí do: Các con thường rất sáng tạo trong việc đưa ra đủ lí do cho việc nộp bài muộn. Cha mẹ có thể rèn luyện thường xuyên dể con thực hiện tốt nguyên tắc không viện lí do. Nếu con được giao bài tập về nhà nhưng quên ghi chú trong thời gian biểu rồi đưa ra lí do bị bạn trêu trọc trong lớp khiến con không nghe thấy cô nói gì, cha mẹ dĩ nhiên không nên chấp nhận với cách giải thích như vậy. Hoặc nếu con nhận được lời phê của cô giáo : nộp bài tập muộn, cha mẹ cần có hình phạt thích đáng thay vì nhẹ nhàng tin vào lí do của con. Bởi khi cha mẹ bỏ qua một lần, con sẽ càng thêm phấn khởi và hào hứng sáng tạo nhiều lí do hơn cho lần tiếp theo. Nếu cha mẹ thực sự hoài nghi lí do của con, hãy hỏi trực tiếp giáo viên chủ nhiệm. Và đừng ngần ngại nói cho con biết ý định của mình,bởi nếu lí do con đưa ra thực sự hợp lí con sẽ ngay lập tức tán đồng với ý kiến xác minh lại thông tin đó, nếu không con sẽ lại bịa ra thêm một lí do khác để bao biện cho sự việc con đã mắc lỗi. 3. Kiềm chế hỏi con ngay khi con vừa về đến nhà: Rất nhiều cha mẹ mong muốn tìm hiểu việc học tập của con bằng cách đưa ra hang tá câu hỏi khi con vừa về đến nhà. Tuy nhiên, con thường có xu hướng cảm thấy như mình bị thúc ép và từ đó không thực sự thoải mái khi chia sẻ với cha mẹ. Con cũng muốn giải tỏa những căng thẳng sau một ngày dìa giống như chúng ta, vì thế cha mẹ hãy tìm thời gian thích hợp để đặt câu hỏi thay vì đưa ra những câu hỏi dồn dập khi con bước chân về đến nhà. Một số trẻ có thể mắc nhiều lỗi hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới nhưng con lo sợ không muốn cha mẹ biết về sự không hoàn hỏa của mình nên cũng khó mở lời với cha mẹ. Vì vậy chúng ta hãy nhấn mạnh với con rằng mắc lỗi và sửa lỗi là quá trình thông thường giúp con tiến bộ, cha mẹ sẽ luôn tự hào về con khi con có sự nỗ lực hết mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cần động viên con chia sẻ kết quả học tập của mình (dù đó là kết quả tốt hay không) và phương hướng cố gắng trong thời gian tiếp theo, cùng con xây dựng mục tiêu chi tiết để có thể hoàn thành kế hoạch đề ra. Trên đây là một số nội dung chia sẻ cùng các cha mẹ để giúp con có được niềm vui, hứng thú khi học tập và rèn luyện các thói quen tốt hằng ngày. Chúc các cha mẹ sẽ thành công.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét