Trẻ sơ sinh và những bài học cần cho con

Mỗi đứa trẻ sinh ra như 1 trắng giấy trắng, với tâm hồi trong trẻo ngây thơ, vậy nên chúng ta - những bậc cha mẹ hãy mang lại cho con những bài học lý thú nhất, hay nhất ngay từ lúc sơ sinh để con tăng cường tư duy ngay từ những ngày đầu cha mẹ nhé! Bài viết này tôi xin chia sẻ với các bạn một số phương pháp tương tác với con trong độ tuổi từ 0-12 tháng. Tháng 1- tháng 3: Sau khi sinh ra nhiều cha mẹ cho rằng con chưa nhận thức được nhiều nên ít và hầu như không tương tác nhưng cha mẹ chú ý nói chuyện với con nhiều, kể chuyện cho con nghe và đặc biệt bắt đầu những bài tập phản xạ mắt cho con thông qua những hành động nhỏ. Bắt đầu sang tháng thứ 2 con trẻ phát triển các giác quan và xương sống của con bắt đầu cứng cáp hơn, cha mẹ có thể cho con ngồi vào lòng, tụa lưng vào bố mẹ sau đó cầm tay con vỗ 2 tay vào nhau và hát những giai điệu ngắn hoặc hỏi chuyệnvới con để con bắt đầu làm quen với mọi thứ xung quanh cha mẹ nhé! Tháng thứ 3 con bắt đầu phản xạ nhiều hơn với bố mẹ, bắt đầu đáp trả lại bố mẹ bằng những từ bi bô, tay bé có phản xạ với và nắm nên cha mẹ có thể cho con chơi các đồ vật treo ( kệ chữ A, treo bóng và xúc xắc). – với những trò chơi này cha mẹ có thể tăng cường cho con phản xạ thính giác và thị giác. Tháng 4- tháng 6: Con trẻ bắt đầu thể hiện nhiều hơn nhu cầu của mình ví dụ như: con thích được đùa cùng mọi người, thích được ôm, bế. Bắt đầu có sự lựa chon về đồ ăn ( sữa, bột ăn dặm,…). Giai đoạn này con bắt đầu phát triển và hoàn thiện nhiều các giác quan của mình và dần đi vào hoàn thiện. Ngôn ngữ của con phát triển nhiều hơn, con có thể lặp đi lặp lại những từ đơn giản nhiều lần. Bố mẹ chú ý luyện tập cho con với các từ đơn giản như : mẹ, bà,ba,…để con bắt trước và hình thành dần thói quen. Bố mẹ lưu ý chúng ta có thể vừa gọi vừa chỉ vào người, hoặc vật dụng bố mẹ nhé. Con đã biết ngồi chắc vậy nên bố mẹ có thể cho con ngồi và đr đồ chơi xung quanh con để con luyện tập nhiều phản xạ với tay, có thể bè sẽ nằm bò ra trường để lấy đồ chơi của mình. Bố mẹ cùng lưu ý để lật con tránh trường hợp con nằm lâu quá tức bụng và mỏi cổ khi ngóc lên bố mẹ nhé! Tháng 7 – tháng 9 Trong giai đoạn này con bắt đầu có những động tác hình thể nhiều hơn, con có phản xạ chống tay để nâng phần thân trước lên chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới con bắt đầu tập bò, bố mẹ cho con trườn, bò để với một số đồ vật bằng nhựa mềm bố mẹ nhé! Bố mẹ chú ý vẫn luôn duy trì tương tác từ vựng để con duy trì và tăng vốn từ của mình nhiều hơn . Ngoài ra bố mẹ giúp con khám phá mọi thứ xung quanh con thông qua các đồ đạc, dụng cụ trong nhà như tên và cộng dụng của nó. Ví dụ: Cái ca đựng nước, nồi nấu ăn,… Tháng thứ 10- 1 tuổi: Giai đoạn này cha mẹ có thế áp dụng các bài tập để tăng cường khả năng quan sát và phán đoán của con qua các trò chơi: hú òa (thay đổi vị trí khác nhau); dấu đồ chơi,… Bên cạnh việc tăng cường khả năng quan sát bố mẹ nhớ duy trì và phát triển thêm cho con về ngôn ngữ, giao tiếp và diễn đạt thông qua các bài hát ngắn để con học và nhắc lại theo. Bố mẹ đừng quá chủ quan khi nghĩa con còn bé nên chưa cần thiết phải nói chuyện, tương tác nhiều với con để bỏ quên và lãng phí giai đoạn vàng của con trẻ cha mẹ nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét