Một số biện pháp phòng bệnh tay chân miệng

Hiện nay với thời tiết giao mùa và mưa nắng thất thường làm cho các dịch bệnh bùng phát rất nhanh: sốt xuất huyết, thủy đậu, tay chân miệng,…
Trong đó bệnh tay chân miệng là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh được lây từ người này qua người khác qua đường tiêu hóa, tiếp xúc nước bọt, dịch mũi hoặc nước của nốt bọng của ngườu bện lây qua, bệnh này thường gặp ở các con dưới 5 tuổi.
Bệnh thường có biểu hiện:
Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.
Một hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng và niêm mạc má.
Phát ban trên da, không ngứa trong 1-2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và /hoặc ở cơ quan sinh dục.
Người bị bệnh Tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng:
Người bệnh thường xuất hiện các nốt đỏ, có bóng nước kích thước khoảng 2-10mm, hình bầu dục. Mọng nước này thường xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, bàn chân và không đau. Mọng nước này có thể xuất hiện trong miệng sau khi vỡ làm trẻ xót, đau và bỏ ăn. Mọng nước sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5 đến 7 ngày.
Thông thường bệnh có những diễn biến nhẹ , tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh tay chân miệng đến nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu mà chủ yếu dựa vào các biện pháp phòng bệnh là chính.
 Để phòng chống bệnh tay chân miệng mọi người cần chú ý:
 Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch nhiều lần trong ngày, rửa tay trước khi cho con ăn, trước khi bế, sau khi vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đảm bảo, ăn chín, uống sôi, đò dùng đựng đồ ăn phải sạch sẽ, , sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm con cho trẻ, không cho trẻ đút tay vào miệng, ngậm đồ chơi. Không cho trẻ sử dụng chung khăn, cốc, bát, thìa, đồ chơi với trẻ bị bệnh mà chưa được khủ trùng.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho
Với nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non cần thường xuyên vệ sinh lớp học,khu vui chơi, cầu thang, song cửa,…
Chất thải của trẻ cần thu gom và xử lý đúng theo quy trình, tránh lây bệnh cho trẻ khác.
Những trẻ đã bị mắc bệnh cần cách ly và điều trị kịp thời, đặc biệt với những trẻ chưa xác định được nguyên nhân mầm bệnh cần đưa tới cơ quan y tế gần nhất để khám, theo dõi và điều trị kịp thời.
Khi trẻ bệnh tay chân miệng cha mẹ chú ý:
Đồ ăn cho trẻ cần nấu nhuyễn, mềm để trẻ dễ ăn, tránh cho trẻ ăn đồ ăn khô, cúng sẽ chạm vào vùng niêm mạc bị loét trong miệng.
Có thế cho trẻ ăn sữa chua, bột dinh dưỡng, súp, nước ép hoa quả
Với trẻ đang bú mẹ cần cho trẻ bú bình thường và tăng sô lần bú để tránh việc trẻ bị đau bú được ít.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét