Nhận diện các bệnh và cách phòng tránh cho trẻ khi thay đổi thời tiết

Thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ bởi sức đề kháng của trẻ chưa ổn định và chúng thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa. Vậy chúng ta có thể tìm hiểu về các bệnh và cách phòng tránh cho trẻ như thế nào khi thay đổi thời tiết?
Thứ nhất: Nhận diện về các bệnh có thể thường gặp như bệnh viêm đường hô hấp, viêm mũi họng, cảm cúm, sốt virus,viên phế quản, rối loạn tiêu hóa . Đây là các bệnh phổ biến của trẻ, chúng có thể có những biểu hiện như: ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy mũi, ho, hắt xì hơn nhiều lần, sốt cao khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, đau rát cổ họng và biếng ăn. Cùng tìm hiểu về một số các bệnh thường gặp nhé:
Bệnh cảm cúm: nguyên nhân chính bởi virus cúm tấn công vào cơ thể trẻ và dễ dàng gây bệnh. Biểu hiện của bệnh cúm mà mọi người hay thấy nhất là sốt nhẹ, có thể đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong. Bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sức đề kháng của trẻ. Trẻ có sức đề kháng tốt thì bệnh sẽ mau khỏi nhanh.
Bệnh sốt virus: thường xuất hiện trong thời tiết giao mùa và trẻ thường sốt, ho kéo dài.
Bệnh viêm đường hô hấp: căn bệnh rất hay xảy ra ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, hệ thống miễn dịch cơ thể còn yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, sổ mũi, viêm xoang cấp…Theo thông tin trên báo Phụ nữ, trung bình người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên khoảng 2 – 4 lần mỗi năm và con số này còn cao hơn rất nhiều đối với trẻ em. Theo thống kê được nghiên cứu bởi các tổ chức y tế Hoa Kỳ, mỗi năm trẻ có thể bị viêm đường hô hấp trên cấp tính đến 10 lần.Tùy theo từng lứa tuổi và cơ địa của trẻ và tác nhân gây bệnh mà bệnh có biểu hiện và mức độ khác nhau.
Bệnh viêm phế quản: Thường thì ở độ tuổi nào cũng có thể bị mắc các bệnh về viêm phế quản. Nhưng đối với trẻ em thì tỷ lệ mắc sẽ nhiều hơn và có thể biến chứng thành bệnh trầm trọng hơn. Khi thời tiết thay đổi thì trẻ rất dễ bị viêm họng hoặc viêm mũi. Nếu như không chữa trị kịp thời và hiệu quả thì trẻ sẽ bớt năng động và hiếu động hơn. Trong trường hợp, nếu trẻ không được điều trị kịp thời mà để bệnh kéo dài, hay có những phương pháp điều trị không đúng sẽ khiến cho trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và ngày càng sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang rất nguy hiểm với nhiều biểu hiện như sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, nằm li bì.
Thứ hai: cách chăm sóc và giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Để đảm bảo sức khỏe và sức đề kháng tốt cho con, Cha mẹ nên làm gì? Hãy cho con một môi trường sống trong lành, sạch sẽ, không ẩm mốc, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho con, luôn giữ ấm cho trẻ đặc biệt về ban đêm. Cha mẹ tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo hằng ngày cho con đồng thời, khi con có biểu hiện ho,sổ mũi, sốt kéo dài, cha mẹ nên cho con đi khám tại các cơ sở y tế để được tăm khám và sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét