Phương pháp giúp con tập trung hiệu quả

Phương pháp giúp con tập trung hiệu quả
Trẻ ở lứa tuổi mầm non và tiểu học trẻ thường bị mất tập trung và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, các mẹ nóng lòng muốn uốn nắn con trong học bài  nhưng chưa áp dụng đúng phương pháp dẫn đến con không thay đổi như mong muốn. Vậy làm thế nào để con tập trung hơn trong học bài và trong các hoạt động hằng ngày.
Trẻ không tập trung là chuyện bình thường
Nếu quan sát con bạn dễ dàng nhận thấy trẻ ngồi học bài thì chỉ tập trung được trong thời gian ngắn đầu tiên khi buổi học bắt đầu. Sau đó trẻ sẽ để ý hết cái này cái kia mà không tập trung vào một việc nào cả. Thường thì trẻ chỉ tập trung vào những gì mà trẻ thích. Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng guyên nhân là do đại não của mỗi con người đều có một thời kỳ hoạt động trong trạng thái hưng phấn rất ngắn ngủi. Thời kỳ hưng phấn của đại não trẻ con chỉ tồn tại trong mười mấy phút.
Vì thế nếu việc học của trẻ bị gián đoạn bởi những trò nghịch ngợm, và nói chuyện trong giờ học là điều dễ hiểu, thời gian tập trung của trẻ không dài và mẹ cần có phương pháp để kéo dài sự tập trung của trẻ. Giúp trẻ tăng sự hứng thú học bài
Cải thiện tình trạng thiếu tập trung ở bé
1. Học cùng con
Hãy là người bạn thân thiết của con khi con mới bắt đầu đi học, cùng con làm những việc mà bạn đặt ra cho con. Khi con học bài bạn có thể ngồi cạnh, cùng con giải quyết những vấn đề khó. Động viên và cho trẻ thấy rằng việc tập trung học bài là rất quan trọng
2. Không nên nóng vội và thúc ép
Đừng bắt trẻ học khi trẻ mới đi học về hoặc mới ăn cơm xong,  quá sốt sắng vì kết quả học tập trên lớp của con không tốt mà bắt ép trẻ học bất kỳ lúc nào. Tạo cho con sự thoải mái trước khi con học bài, tạo cho con một thói quen học vào một thời gian nhất định, không nên ra lệnh cho trẻ vì điều đó sẽ mang kết quả ngược lại. Thời gian cho trẻ học bạn có thể phân bổ trong ngày từ 30-45 phút, sau đó cho con nghỉ giải lao, cho con cảm thấy việc học là điều nên làm hàng ngày chứ không phải là việc bạn đang bắt trẻ phải học
3. Nêu gương cho trẻ
Bạn có thể cho con xem những bộ phim dành cho lứa tuổi của trẻ, các câu chuyện trong cuộc sống về sự tự lập, cách nói cảm ơn, xin lỗi. Phân tích cho trẻ việc nào nên làm và việc nào không nên làm. Ngoài ra trẻ còn bị ảnh hưởng rất lớn từ bố mẹ vì thế hãy làm gương cho trẻ, nếu tạo cho trẻ một thói quen tốt thì sẽ tạo cho bé một tính cách tốt.
4. Xác định mục tiêu học tập
Trong một buổi học bạn hãy cho con thực hiện một số mục tiêu mà bạn đề ra, có thể học cùng con bằng cách thi xem ai làm xong bài tập trước. Viết ra một số gạch đầu dòng mà con phải học hôm nay như : Làm được mấy bài tập, đọc mấy trang sách,..
Vì sự phát triển toàn diện của con, bạn hãy tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất với trẻ. Cách hướng dẫn dạy dỗ của cha mẹ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng để tạo ra cho trẻ những thói quen tốt xấu khác nhau. Hãy là người bạn đồng hành cùng con trải nghiệm những điều mới mẻ và giúp con khắc phục nhược điểm của trẻ.

Bùi Dung

0 nhận xét:

Đăng nhận xét