Thiếu kỹ năng sống: Hành vi tự làm đau bản thân

Hành vi tự làm đau bản thân
Một em có tên Thu học lớp 9 tâm sự: "Tôi bế tắc và tìm đến việc rạch tay, chân để tự làm đau bản thân và đây cảm thấy đó là cách duy nhất để tôi không bị chìm trong những nỗi đau khác. Thu vốn là một cô gái nhạy cảm, dễ buồn, hay tủi thân vặt vãnh, hay suy nghĩ lung tung. Thu yêu một bạn trai ở gần nhà và không được đáp lại. Lúc này Thu có những biến động về tâm, sinh lý. Lúc này, cô rất cần sự quan tâm, săn sóc của bố mẹ thì bố mẹ mải mê làm việc khác và lo chuyện cãi cọ. Mỗi khi thấy bố mẹ cãi nhau, Thu lại bỏ vào một góc ngồi khóc. Một lần bị mẹ phát hiện Thu không học bài mà ngồi một góc khóc, mẹ đã chẳng hỏi tại sao khóc, lại càng mắng mỏ thậm tệ khiến cho Thu ngày càng trơ lì, ít nói và ghét mẹ. Thu chẳng muốn nói chuyện, tiếp xúc với ai nữa. Lúc nào ở nhà một mình, khi sự chán nản lên đến đỉnh điểm thì Thu tính chuyện rạch tay mình và Thu thấy mình nhẹ nhõm, thoải mái hơn.
Cùng với bạo lực học đường, nghiệm game sex,… gần đây trong thanh thiếu niên xuất hiện một hiện tượng mới đó là các em có hành vi tự làm đau mình bằng cách dùng vật sắc nhọn rạch lên tay chân mình, mà các em cho là làm như vậy sẽ giúp các em giải tỏa nỗi cô đơn, thất vọng, đau khổ, hay để thể hiện bản thân mình… Chỉ cần  gõ vào google từ khóa “rạch tay” trong vòng chưa đầy một giây, chúng ta đã có đến hơn 109.000 kết quả. Trong đó, có các bài viết từ các blog cá nhân, kèm theo đó là hàng ngàn bức ảnh chụp các hình rạch tay mà các chụp lại, những đoạn clip quay cảnh rạch tay được đăng lên mạng và có hàng trăm ngàn lượt người truy cập để xem. Thực chất những hành vi tự làm đau bản thân là gì? Biểu hiện là gì? Nó xuất phát từ nguyên nhân nào?
Tự làm đau bản thân là gì?
Tự làm đau bản thân,là một hành vi lệch chuẩn tự xâm hại,  là hành vi tự làm tổn thương da thịt của bản thân. Thường diễn ra ở lứa tuổi vị thành niên nhằm những mục đích như giải tỏa tâm lý hay thể hiện bản thân.
Một số hành vi tự làm đau bản thân phổ biến gồm cắt; làm bỏng; bẻ gãy xương; kéo tóc; cắt rạch cơ thể cho máu chảy hay làm bầm tím cơ thể; ăn uống những thứ độc hại; đốt tóc, đập đầu vào kính… 
Biểu hiện của tự làm đau bản thân
Hành vi cắt rạch cơ thể cho chảy máu là hành vi dùng nhưng vật sắc nhọn để rạch vào da thịt,  điều này bắt đầu với những vết cắt nhỏ bằng những vật sắc nhọn thường là dao lam, những vết bỏng hay những vết cắn…Trẻ vị thành niên thường gây ra những vết thương này mà không để người xung quanh biết bằng cách thực hiện nó trong phòng ngủ hay trong phòng tắm. Những vết thương này được trẻ lặp đi lặp lại, không chỉ để có thể kiểm soát được cảm xúc, sự lo lắng hay tức giận của mình… mà còn có thể là để thu hút sự chú ý của mọi người. Những vết cắt thông thường sẽ là tên của một người nào đó hoặc cảm xúc của người rạch cùng những câu chửi thề, than vãn, hay đơn giản chỉ là những vết cứa chằng chịt.
Trẻ thường có biểu hiện tự hành xác khi thiếu tự tin, buồn bã, ức chế, lo lắng, căng thẳng thường xuyên và không được giải tỏa. Ở thanh thiếu niên, tâm lý các em có nhiều biến động, chưa ổn định. Các thường nghĩ cha mẹ không hiểu mình. Các có nhiều cảm xúc, có khi tưởng tượng ra những u uất, đau khổ và giữ kín trong lòng không thể chia sẻ cùng cha mẹ được. Nhưng ngược lại rất cần sự quan tâm chia sẻ của gia đình, bạn bè, người thân.
Những nguyên nhân chủ yếu gây lên hành vi tự làm đau bản thân
- Thứ nhất: Do trong lúc cảm xúc mãnh liệt, tuyệt vọng, đau khổ, khủng hoảng, mất phương hướng, cô đơn tột độ. Trẻ lại thiếu kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng kiềm chế cảm xúc.
- Thứ hai: Sự biến động tâm lý theo độ tuổi đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên, cho rằng bố mẹ không hiểu mình, có nhiều cảm xúc, tưởng tượng gia những u uất, đau khổ và giữ kín chúng trong lòng, không chia sẻ với bố mẹ.
- Thứ ba: Trẻ có lối sống nội tâm, không thể hiện được mình, bị mọi người đặc biệt là người thân thờ ơ nên trẻ làm những hành động đó để cha mẹ, mọi người quan tâm hơn.
- Thứ tư: Do bị bạn bè lôi kéo, muốn thể hiện bản thân, bắt chước bạn bè.
- Thứ năm: Trẻ được tiếp xúc nhiều thông tin, thiếu kinh nghiệm sống, chưa biết chọn lọc, suy nghĩ còn nông cạn, tiêu cực.
Nguyễn Nhung

0 nhận xét:

Đăng nhận xét