Lợi ích khi cho trẻ tiếp xúc với hội họa sớm

Lợi ích khi cho trẻ tiếp xúc với hội họa sớm
Ngày nay khi mà kinh tế phát triển, các bậc phụ huynh đầu tư cho con cái nhiều hơn. Trong đó, có rất nhiều phụ huynh đầu tư cho con đi học vẽ, có những phụ huynh muốn phát triển năng khiếu của con, có cho đi học theo phong trào, hay đôi khi là cho con đi học để con biết thêm về hội họa. Rất nhiều phụ huynh không biết được những lợi ích bất ngờ mà hội họa mang đến cho con. 
Tổng kết những nghiên cứu của các nhà tâm lý và thực tế tại Wedo-Wegood, chúng tôi xin chia sẻ những lợi ích mà hội họa mang đến cho trẻ nhỏ, đóng góp thêm vào kinh nghiệm nuôi dạy con của các bậc phụ huynh.
1. Phát triển thị giác, khả năng quan sát
Trẻ nhỏ được tiếp xúc với hội họa tức là được tiếp xúc với rất nhiều: màu sắc, đường nét, hình khối… quan sát và nhận diện chúng. Do vậy, trẻ có cơ hội phát triển thị giác: trẻ có thể phân biệt và nắm bắt được những đường nét, màu sắc , hình khối. Trẻ được làm quen với hội họa sớm sẽ có một óc quan sát tinh tế về sau, phân biệt sự khác nhau nhanh chóng.
2. Phát triển các kỹ năng vận động, sự khéo léo
Trẻ nhỏ các kỹ năng vận động còn vũng về, đôi bàn tay chưa được rèn luyện nhiều, sự kết hợp giữa mắt và tay đôi khi còn hạn chế. Cho trẻ học vẽ là cách rất tốt để trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, từ việc trẻ luyện tập cầm bút vẽ, vẽ những đường nét, hình khối sao cho đẹp, đến bước tô màu sao cho đẹp nhất. Mới đầu những nét vẽ có thể nguệch ngoạc, nhưng cứ luyện tập dần, đôi bàn tay sẽ làm theo sự điều khiển của bộ não và những đường nét, khối hình sẽ đẹp hơn. Ngoài ra, trẻ còn có thể phát triển kỹ năng vừa quan sát, vừa vẽ, kết hợp chúng khéo léo.
3. Giúp trẻ rèn luyện trí nhớ
Khi trẻ được tiếp xúc với thế giới hội họa với rất nhiều màu sắc, đường nét và hình khối, Trẻ được quan sát nhiều hơn, được vẽ ra bằng những đường nét, màu sắc và hình khối rất sáng tạo, điều này sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn và nhớ được nhiều hơn.
4. Phát triển tư duy nhận thức
Tất cả những gì trẻ quan sát và ghi nhớ được sẽ được trẻ tổng hợp, liên kết, phân tích các sự vật, cảnh vật, con người… lại để tư duy vẽ ra những gì trẻ muốn. Qua bức tranh trẻ vẽ có thể biết được tư duy nhận thức của trẻ phát triển như thế nào để có cách điều chỉnh kịp thời. Trẻ được làm quen với hội họa sớm, tư duy logic và trừu tượng của bé có cơ hội phát triển sớm và tạo nền tảng cho sự phát triển trí tuệ.
5. Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo
Trẻ nhỏ vốn có trí tưởng tượng rất phong phú, nhưng người lớn thường bắt chúng theo những quy tắc nên đôi khi vô tình làm kìm hãm sự tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Nhưng hội họa chính là nơi trẻ được thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo theo những suy nghĩ thực của chúng mà không bị áp đặt bởi cách nghĩ và cách nhìn của người lớn. Chúng có thể tô màu xanh cho mái nhà, tô màu đỏ cho lá cây đều được chấp nhận. Đây cũng chính là những bước mở đầu cho sự tưởng tượng, sáng tạo sau này của trẻ.
6. Giúp trẻ thể hiện cảm xúc và nhận diện được cảm xúc từ những tác phẩm hội họa của trẻ
Trẻ yêu gì, thích gì, không thích gì có thể được thể hiện tất cả trong những tác phẩm hội họa của trẻ. Các nhà tâm lý học, có thể xác định cảm xúc, hay một phần tính cách của trẻ thông qua những tác phẩm hội họa. Nếu một bức tranh phong cảnh có hoa, lá, …mà chỉ nhìn thấy gam màu tối (đen, nấu, xám…) thì tìm ẩn trong tâm lý của trẻ những sự bất ổn nào đó.
Hội họa đối với trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ trong những năm đầu đời đôi khi chỉ là một trò chơi đối với trẻ, nhưng nếu biết cách định hướng để phát triển được nhiều mặt tích cực cả về trí tuệ và tình cảm của trẻ về sau. Hội họa mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Các bậc phụ huynh hãy là những người khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động hội họa, thông qua những hành động đơn giản như: cầm tay con cùng vẽ, thi vẽ cũng con, lắng nghe và tôn trọng những ý tưởng sáng tạo của con, khen ngợi những cố gắng trong những tác phẩm của con, ... Làm tốt những điều này không những giúp trẻ yêu thích hội họa, phát triển những khả năng tiềm ẩn của con, mà còn tăng sự gắn kết tình cảm trong gia đình nữa nhé!
Nguyễn Nhung

0 nhận xét:

Đăng nhận xét