Phương pháp giáo dục trẻ mầm non

Phương pháp giáo dục trẻ mầm non
Hiện nay đang nóng lên vấn đề các phương pháp giáo dục trẻ mầm non ở các trang mạng, các diễn đàn nuôi dạy trẻ hay trên các trang Facebook cá nhân…Việc lựa chọn cho con mình một phương pháp phù hợp luôn được các bậc phụ huynh quan tâm, tuy nhiên điều đó không hề đơn giản chút nào.

Như chúng ta đã thấy các phương pháp hiện nay được nhiều phụ huynh quan tâm đó là: Phương pháp giáo dục sớm, phương pháp giáo dục của người Nhật, Phương pháp giáo dục con của người Mỹ…Và một vấn đề luôn khiến phụ huynh băn khoăn đó là việc lựa chọn trường học cho con khi con bước vào tuổi đi học, nhiều phụ huynh muốn chọn cho con một trường học như ý phải chấp nhận tốn công, tốn sức và tiền bạc rất nhiều, với mong muốn con mình học trường tốt sau này sẽ thành tài. Như vậy đối với trẻ mầm non thì chỉ số IQ hay chỉ số EQ là cần thiết cho trẻ hơn? Việc chọn ra phương pháp giáo dục trẻ có thực sự phức tạp như các phụ huynh vẫn nghĩ? Làm thế nào để con có thể phát triển hài hòa?
Theo các nhà tâm lý đánh giá thì phát triển kỹ năng xã hội là quan trọng nhất trong giai đoạn trẻ mầm non và các giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Trẻ thể hiện bản thân, bộc lộ tính cách qua các hoạt động ăn, ngủ, chơi.. Kỹ năng xã hội là kỹ năng giao tiếp trong xã hội, giai đoạn trẻ mầm non là tiền đề cho sự phát triển của trẻ về sau của trẻ, chính vì vậy ở giai đoạn này cần đặc biệt chú trọng giáo dục trẻ phát triển về kỹ năng xã hội, lúc này gia đình giữ vai trò quan trọng nhất để trẻ có những hành vi ứng xử phù hợp.
Để trẻ có thể phát triển toàn diện thì ngoài môi trường giáo dục trong gia đình thì các thầy cô giáo ở trường cũng cần có những kiến thức chuyên sâu về quá trình phát triển của trẻ để trẻ học được kiến thức thông qua các hoạt động vui chơi. Trẻ được trải nghiệm sớm, chúng ta sẽ dễ điều chỉnh hành vi của trẻ để trẻ phát triển đúng hướng.
Chúng ta vẫn thường nói “gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt nhân cách…” , hành vi, cách ứng xử của trẻ phần lớn đều được học từ những người xung quanh trẻ nên nhiều khi chúng ta thấy một đứa trẻ ăn nói thô lỗ, không biết yêu thương người khác, sẵn sàng làm người khác bị thương để đạt được điều mình muốn…có nghĩa là đứa trẻ đó đang thiếu đi sự yêu thương từ phía gia đình, trong gia đình thường xuyên xảy ra sự cãi, chửi nhau. Từ đó trẻ học theo và dần hình thành nên hành vi, nếu tiếp tục kéo dài thì sẽ hình thành nên nhân cách của đứa trẻ về sau. Sự giao tiếp của trẻ với những người lớn ở giai đoạn đầu đời có vai trò quyết định trong quá trình phát triển những cảm xúc và các kỹ năng xã hội trong trẻ, nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về sau của trẻ.
Trong giai đoạn này trẻ chưa biết phân biệt đúng -  sai, nhiều bậc phụ huynh đau đầu vì con mình hay “cầm nhầm” đồ của người khác, với hành vi “cầm nhầm “ của trẻ thì mỗi gia đình lại  đưa ra các phương pháp khác nhau để thay đổi hành vi của con. Có phụ huynh khi thấy con cầm thứ đồ gì của bạn về là lập tức mua thứ y hệt như vậy cho con, điều đó không làm cho trẻ nhận ra lỗi của mình mà vo hình làm cho trẻ hiểu rằng cứ cầm thứ gì về là sẽ được bố mẹ mua cho và cứ như vậy khi chúng thích gì chúng sẵn sàng cầm của bạn về để được mua.  Đối với những hành vi đó phụ huynh cần hỏi rõ nguyên nhân tại sao con lại cầm đồ của bạn, phân tích cho con hiểu hành vi đó là không tốt, nghiêm khắc để con nhận ra lỗi, có thể cho con hiểu nếu con ngoan thì cuối tuần này mẹ sẽ mua cho con món đồ như vậy, tuy nhiên không được mua ngay cho trẻ. Tuyệt đối khi trẻ mắc sai phạm thì  nên dung đòn roi với trẻ ngay, vì bản chất trẻ không biết mình sai như thế nào, sai ở đâu và phải sửa sai làm sao. Nếu lạm dụng đòn roi trong dạy trẻ thì sâu trong tâm trí của trẻ chỉ nhớ đến việc bị đánh đòn chứ không nhớ việc mình đã sai như thế nào.
Điều vô cùng quan trọng mà bố mẹ và thầy cô cần phải nắm được để giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ xã hội của trẻ một cách tích cực đó chính là mối tương quan giữa tình bạn và các hành vi xã hội của trẻ, có như vậy mới hình thành cho trẻ những hành vi đúng đắn, chuẩn mực.
Bố mẹ và thầy cô là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, do đó để phát triển cảm xúc  và các kỹ năng cho trẻ thì người lớn cần phải làm gương về các hành vi, thái độ ứng xử phù hợp. Từ đó để trẻ phát triển cảm xúc một cách tích cực, lành mạnh. Khi trẻ ở tuổi mầm non cũng chính là giai đoạn phát triển quan trọng trong đời của trẻ, việc trẻ có phát triển đúng cách hay không phụ thuộc phông nhỏ vào phương pháp giáo dục của gia đình và nhà trường.

Thanh Thuận

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn đã đăng blog này, tôi rất ấn tượng với blog của bạn và nó rất hữu ích cho tôi và những người khác. Vui lòng truy cập tại Trung cap mam non MNE EDU - Sự nghiệp Ke toan truong, Ngon ngu anh và Trung cap mam non là một kênh cung cấp thông tin về các ngành công nghiệp để giúp độc giả có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.- http://mne.edu.vn/khoa-hoc/trung-cap-su-pham-mam-non/

    Trả lờiXóa