Cha mẹ làm gì khi trẻ nói dối?

 


Tôi là một người mẹ nuôi dạy con theo chủ nghĩa trung thực, khi đứa con gái 3,5 tuổi của tôi bắt đầu có những biểu hiện sợ sai, che chắn để giấu lỗi là lúc tôi nói chuyện với chồng nên nhìn nhận lại bản thân bố mẹ đang như thế nào khiến con có tâm lý như vậy? Với mỗi vấn đề của con, vợ chồng tôi đều chia sẻ với phương châm “Nhìn cây sửa đất – nhìn con sửa mình”. Vậy trẻ nói dối là gì? Tại sao trẻ lại nói dối, ngày hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn nhé!

1.Trẻ nói dối là gì?

Nói dối là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, tùy vào từng độ tuổi và mức độ và mục đích nói dối ở trẻ là khác nhau. Trẻ nói không đúng sự thật và sự việc được lặp đi lặp lại khá nhiều lần. Điều này vô tình đã trở thành thói quen và tạo nên tính cách cho trẻ, nếu bố mẹ phát hiện và không khắc phục triệt để sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ.


2. Nguyên nhân trẻ nói dối

- Trẻ quen và thích được khen ngợi nên đã nói dối bản thân đã làm được việc tốt, được điểm cao -> Điều này xuất phát từ tâm lý và sự kỳ vọng của bố mẹ lên trẻ, khiến trẻ bị áp lực về việc học, về hình ảnh bản thân và sinh ra nói dối mà chưa nhận biết được hậu quả của vấn đề.

- Trẻ nói dối có thể là do trẻ sợ bị đánh, mắng, phê bình. Khi trẻ làm sai một việc thì luôn tìm cách che giấu nó bằng lời nói và hành động. Con trẻ của chúng ta còn non nớt lắm, chưa phân biệt được rõ ràng đúng – sai, nên – không nên trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu các cha mẹ không phát hiện kịp thời và có phương pháp điều chỉnh hợp lý sẽ là mối nguy hiểm cho tương lai của trẻ, trẻ sẽ phát triển lệch lạc về nhận thức và tư duy cho đến khi con trưởng thành. Điều này sẽ là một trong những nhân tố tác động đến hành vi xấu khi trẻ trưởng thành.

- Do ảnh hưởng từ môi trường sống, đặc biệt là môi trường gia đình. Nếu bố mẹ có thói quen nói không đúng sự thật, trẻ sẽ quan sát và ứng dụng với bản thân. Vì bố mẹ là hình mẫu trẻ tương tác và tiếp cận hàng ngày. Trẻ sẽ bắt chước một cách tự nhiên với các hành vi của bố mẹ (bao gồm tốt và xấu) do trẻ chưa có sự chọn lọc và phân biệt đúng – sai rõ ràng

- Trẻ gây sự chú ý và tự tưởng tượng ra theo suy nghĩ của bản thân.

3. Bố mẹ làm gì khi phát hiện trẻ nói dối

- Hãy thật bình tĩnh để giải quyết vấn đề: Chắc chắn rằng các bố mẹ khi thấy con nói dối, nói sai đi sự thật, bố mẹ thường phản ứng gay gắt với lỗi sai của trẻ. Nếu với lỗi lớn, trẻ có thể sẽ bị ăn mắng, đòn roi miễn phí. Kỹ năng ứng xử của bố mẹ trong trường hợp này là vô cùng quan trọng. Trong trường hợp này, bố mẹ cần bình tĩnh đặt ra các câu hỏi cho con trả lời:

Tại sao trẻ lại làm như vậy? Cho trẻ chia sẻ nguyên nhân dẫn đến việc con nói dối. Bố mẹ cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân của vấn đề (nguyên nhân xuất phát từ trẻ, nguyên nhân khách quan). Bố mẹ cùng trẻ nhìn nhận lại hậu quả của việc nói dối, sự ảnh hưởng đến mọi người như thế nào? Bản thân con ảnh hưởng như thế nào? Bố mẹ, thầy cô, bạn bè sẽ cảm nhận về con như thế nào? Bố mẹ hướng dẫn con đưa ra cách khắc phục và tạo mục tiêu để giúp trẻ thay đổi cho lần sau.

- Bố mẹ nên cùng con tìm hiểu về tầm quan trọng của sự trung thực trong cuộc sống, giá trị của trung thực với sự phát triển bản thân.

- Dạy trẻ sự trung thực thông qua sử dụng các hình ảnh, tranh ảnh, câu chuyện, video bài học ý nghĩa. Ví dụ như câu chuyện “Cậu bé chăn cừu nói dối”, cha mẹ cho con xem và cùng con phân tích hành động, nguyên nhân - kết quả của hành đông của cậu bé trong câu chuyện và cho bé tự rút ra bài học cho bản thân.

- Bố mẹ có thể cùng trẻ quan sát và nói chuyện về các tình huống trẻ quan sát được ở trường học, nơi ở để trẻ tự rút ra bài học và vốn sống cho bản thân. Ngoài ra, bố mẹ còn đưa ra các câu chuyện, tấm gương sáng về đức tính trung thực để trẻ tích cực suy nghĩ và thay đổi.

Bố mẹ hãy là tấm gương sáng để con học hỏi và noi theo trong cách ứng xử và hoạt động hàng ngày. Khi bố mẹ trở thành những người nói dối, và sẽ luôn nghĩ rằng những việc đó không ảnh hưởng đến ai và không hại ai. Tuy nhiên vô hình chung bố mẹ đã cho trẻ thấy rằng việc nói dối là bình thường và học theo. Chính vì vậy, để con không nói dối cha mẹ cần là tấm gương sáng cho con noi theo.

- Điều nên tránh khi phát hiện trẻ nói dối là la mắng, quát tháo, vì như vậy trẻ sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề để thay đổi bản thân. Nếu như càng quát mắng, trẻ sẽ thu mình và khoảng cách giữa bố mẹ và trẻ ngày một xa hơn.

Hãy cùng trẻ phản xạ tình huống hàng ngày, đó chính là cách dạy trẻ thông minh và hiệu quả nhất nhé. Ai cũng sẽ mắc sai lầm, điều quan trọng là nhận ra lỗi sai đó và sửa sai để sống tích cực hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét