Cách dạy trẻ tự tin

Cách dạy trẻ tự tin
Thành công được xây dựng từ những thất bại. Nếu con cảm thấy thiếu tự tin vì kết quả thi đua thấp hoặc tự ti vì yếu kém hơn so với bạn bè lúc này các cha mẹ hãy dành thời gian để phân tích cho trẻ hiểu rằng “ không thành công trong một việc gì đó không đồng nghĩa với việc con trở thành kẻ thất bại” & điều đó không có nghĩa rằng con không thể làm được những việc ý nghĩa khác.Trẻ dù còn nhỏ nhưng cha mẹ cũng nên dành thời gian đồng hành, rèn luyện cho con niềm tin để vượt qua những khó khăn, thử thách và  trưởng thành hơn. 

Vậy ngay từ bây giờ, các cha mẹ hãy tìm hiểu thêm cách dạy trẻ tự tin qua một số gợi ý sau đây nhé:

1.  Rèn luyện thói quen cho trẻ:

Khi trẻ nhận biết được thứ tự lần lượt và cách thực hiện các công việc cũng như kết quả ( những điều có thể xảy ra), con sẽ không thấy lo sợ những gì tiếp theo diễn ra sau đó. Thay vào đó tâm trí trẻ sẽ rất thoải mái để tập trung vào rèn luyện những kĩ năng mới. Vì vậy, ngay từ khi con còn thơ ấu, các cha mẹ hãy cho con trải nghiệm và làm quen với các mốc thời gian và công việc . Cha mẹ cần chú ý đừng quá lo lắng mà bao bọc con, khi triển khai tập luyện cho trẻ, cha mẹ nên chọn nội dung theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để cùng con thực hành. Được cha mẹ quan tâm, động viên kịp thời sẽ kiến trẻ an tâm và vững tin hơn với bản thân.

2. Tạo cho con những thách thức nho nhỏ:

Khi vượt qua được chính bản thân trẻ sẽ rất thích thú và cố gắng hơn để thực hiện những nội dung mới. Ví dụ, trẻ nhỏ mới 5 tháng tuổi cố nắm lấy đồ chơi đang đung đưa sẽ cảm thấy rất phấn khởi khi cuối cùng mình cũng làm được điều đó. Lần sau, cha mẹ hãy tạo cho trẻ một thử thách khác bằng cách đặt trẻ ở một vị trí mới, việc nắm đồ chơi lần này sẽ không dễ như trước nhưng vẫn để con có thể làm được. Ban đầu, trẻ có thể tỏ ra tức giận nhưng cuối cùng trẻ cũng sẽ cười khi vượt qua được thử thách đó.

3. Rèn luyện kinh nghiệm cho con từ những thử thách và sai lầm:

Các cha mẹ hãy để trẻ tự làm mọi việc khi con có thể, đặc biệt là khi con từ chối sự giúp đỡ của cha mẹ. Không nên làm thay con khi cha mẹ thấy trẻ vụng về, loay hoay. Thay vào đó, cha mẹ hãy cung cấp thêm những chỉ dẫn để con thử thực hiện và để trẻ tự quyết định khi thấy con phân vân. Cha mẹ không nên nghĩ thay, nói thay,làm thay bởi nếu cứ như vậy con sẽ khó có thể tự lập bởi hành động đó sẽ tạo cho trẻ thói quen dựa dẫm vào cha mẹ.
Bên cạnh đó, sự động viên của cha mẹ với con là rất cần thiết dù việc làm của con rất nhỏ. Điều này dạy cho trẻ biết rằng mọi thứ mình làm đều tuyệt vời, dù một vài điều có thể sau đó sẽ không thực sự hoàn hảo.

Hi vọng rằng một số nội dung chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp các cha mẹ có thêm kinh nghiệm để khi tương tác với con và chúc các cha mẹ sẽ thành công.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét