Tấm gương sáng của phó chủ tịch xã – Tráng Seo Pao

Hầu hết mọi người khi rời vùng quê lên thành phố học tập đều có suy nghĩ”. Đi học để về quê xây dựng quê hương giàu đẹp hơn“. Nhưng khi lên với thành phố tráng lệ, hào hoa, ra trường với tấm bằng tốt và cơ hội việc làm tốt , lương cao ở thành phố thì it ai quay lại với vùng đất quê hương còn nghèo khó. Và trong số ít đó có anh Tráng Seo Pao – tốt nghiệp trường ĐH Kiến trúc Hà Nội với tấm bằng loại khá. Anh tình nguyện nộp đơn xét tuyển vào dự án 600 trí thức trẻ về làm Phó chủ tịch xã, quyết tâm gắn bó trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Tráng Seo Pao, Phó chủ tịch xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai lí giải  vì sao trước đây anh chọn học Kiến trúc – ngôi trường dường như có vẻ “sang chảnh” với một học sinh người dân tộc.
“Ngay từ trước khi đi học tôi đã xác định sau khi có chuyên môn là sẽ quay về địa phương nếu Nhà nước cho cơ hội. Tôi chọn học về xây dựng dân dụng và công nghiệp vì tôi có lực học tốt khối A, và tính toán tương đối tốt. Hồi ở nhà, tôi vẫn thấy dân thuê người xây dựng chuồng trại, nhà cửa mà vì không biết tính toán nên nhiều khi rất thiệt thòi… Muốn xây dựng diện mạo nông thôn mới thì phải có thiết kế, tính toán về vật liệu…”.
Tráng  Seo Pao cho rằng khi trở thành phó chủ tịch xã lợi thế lớn của anh là “sinh ra lớn lên tại địa phương nên tôi rất hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con. Trong quá trình đi học đại học, tôi cũng chia sẻ nhiều với bà con. Vì vậy mà khi nhận được tin là tôi quay lại thì bà con rất mừng”. Nhờ lợi thế này mà tất cả những định hướng mà Tráng Seo Pao đưa ra được bà con rất ủng hộ nên triển khai công việc khá thuận lợi.
“Khi về địa phương, việc đầu tiên tôi làm xuống thôn bản để nắm lại tâm tư, nguyện vọng của bà con nhân dân, đặc biệt là những khó khăn lớn của bà con, theo đó trực tiếp tham mưu với cấp ủy chính quyền để thực hiện những biện pháp của mình, cùng với bà con khắc phục”.
Có đường, tới con ngựa thồ cũng bớt được gánh nặng
Theo anh Pao thời điểm lúc đó khó khăn lớn nhất của bà con là giao thông nông thôn.Tiếng dân tộc bà con địa phương gọi "Hoàng Thu Phố" là "Phố dốc vàng" vì đường đi khó khăn, dôc và hiểm trở
Sau này, mặc dù Đảng và Nhà nước đã đầu tư, mở những tuyến đường lớn đến trung tâm xã, thôn, bản, nhưng đường từ các trục chính về các hộ gia đình còn rất khó khăn, chủ yếu là đường núi, chỉ trâu bò ngựa đi được thôi. Ngày nắng thì bụi bặm, tới ngày mưa những ổ voi, ổ gà lại trở thành những vũng bùn lầy lội…Cũng có những hộ dân có điều kiện mua được xe máy nhưng phải vứt ngoài đường chứ không mang về tới tận nhà được. Xe vài chục triệu để ngoài đường, trâu bò húc phải, xe đổ lại hỏng hết.
“Tôi tham mưu với cấp ủy chính quyền, xây dựng đề án đường liên gia ngõ xóm cho bà con nhân dân. Mục tiêu của đề án thực hiện từ 2012 – 2017, kinh phí chủ yếu huy động từ nhân dân. Cục thuế tỉnh Lào Cai là cơ quan đỡ đầu xã rất quan tâm ủng hộ, nhận hỗ trợ toàn bộ xi măng để thi công. Nhân dân đóng góp cát, đá, nhân công mở nền…”. Vị phó chủ tịch xã ngày đó hăm hở đo đạc, tính toán, lập dự toán, làm tờ trình xin tài trợ… để đổ bê tông những con đường núi cheo leo.
Sau những khó khăn để lấy được niềm tin ,sự ủng hộ của bà con.Con đường đã được xây xong hơn thế đã hoàn thành trước thời gian dự kiến 2 năm (năm 2015)
“Và điều quan trọng là khi có đường rồi tất cả những sản phẩm mà nhân dân sản xuất ra dễ dàng đưa đi tiêu thụ. Dân dễ mua được các vật liệu, hàng hóa phục vụ cuộc sống, giảm bớt được gánh nặng – theo nghĩa đen – trên vai mình, trên lưng ngựa” – anh Pao nhấn mạnh.
Tôi muốn các em được học
Không dừng lại ở mong muốn xây dựng con đường cho bà con, anh Pao còn mong muốn trẻ con ở quê hương anh đều được học chữ,học đại học như anh, Để có thể tháot nghèo, thoát mù chữ…
Dự án 600 tới tháng 6/2017 sẽ kết thúc. “Mong muốn của tôi và bà con nhân dân là Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm, có chủ trương chính sách để những đội viên dự án tiếp tục cống hiến sức trẻ, cùng với bà con nhân dân từng bước xóa đói giảm nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn. Và Đảng và Nhà nước tiếp tục có chính sách thu hút trí thức trẻ có năng lực, trình độ về với bà con nhân dân, để từng bước giảm khoảng cách giữa cuộc sống ở thành thị và nông thôn” – anh Pao trăn trở.
Anh Pao là một người con dân tộc, một thanh niên với sức trẻ ,cống hiến hết mình vì quê hương còn nghèo khó. Anh Pao là một tấm gương sáng cho thành niên ngày nay. Luôn học hỏi, sống và cống hiến cho quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét