Phương pháp dạy con ngoan

Phương pháp dạy con ngoan
Con nghịch ngợm, lười biếng không nghe lời bố mẹ, cách dạy dỗ con bạn đã đúng cách hay chưa? Phương pháp như nào để con ngoan ngoãn, nghe lời mình?

Con ngoan ngoãn nghe lời là điều mà bố mẹ luôn mong muốn ở con của mình. Người con ngoan ngoãn, chăm ngoan, học giỏi đó là mong ước của tất cả các ông bố bà mẹ, nhưng xã hội hiện nay có quá nhiều điều tác động tới tâm lý, nhận thức của trẻ. Không ít các ông bố bà mẹ phải đau đầu khi những đứa trẻ yêu quý của họ quậy phá, khóc lóc họ luôn phải chạy theo dỗ dành và dù có mắng chúng như nào chúng vẫn luôn đòi hỏi, nũng nịu khó nghe lời bạn. Bạn thấy con hàng xóm ngoan ngoãn, bố mẹ chúng chỉ cần nói nhẹ nhàng là chúng  nghe lời một cách vui vẻ còn con bạn thì ngược lại, vậy có phương pháp gì trong việc nuôi dạy con ngoan vậy hãy tìm hiểu cách nuôi dạy con ngoan của các bà mẹ giỏi nhé!

Hãy biết nói “Không” với những đòi hỏi của trẻ, hãy thẳng thắn từ chối những yêu cầu của trẻ mà bạn thấy rằng nó không thật sự cần thiết hoặc trẻ có rất nhiều những thứ như vậy rồi. Hãy từ chối trẻ thẳng thắn với giọng điệu nhẹ nhàng và giải thích cho trẻ hiểu tại sao bạn từ chối yêu cầu của con.

Tôn trọng trẻ, bạn nên biết trẻ như một tờ giấy trắng  nếu bạn lấy bút màu vẽ hay ghi gì đó lên tờ giấy trắng đó thì những nét vẽ đó sẽ luôn ở trang giấy đó. Do vậy khi bạn nói chuyện với trẻ bạn phải thật nhẹ nhàng, nên dùng những từ “dạ”, “vâng” với trẻ. Trẻ học rất nhanh và bắt chước những hành động của bố mẹ hay những người thân quen rất nhanh, hãy tạo cho con bạn được những lời nói ngoan ngoãn và có chủ ngữ vị ngữ trong câu nói câu trả lời của bạn khi trả lời với trẻ.

Dạy trẻ biết kiên nhẫn lắng nghe người khác nói, hãy trò chuyện với trẻ nhiều hơn và lắng nghe những điều con nói với bạn. Hãy nên lắng nghe hết câu chuyện của con, cứ như vậy chắc chắn bạn sẽ tạo được cho bé tính biết lắng nghe người khác nói. Hãy đưa ra quy định cho bé ví dụ như con phải ăn hết bát cơm thì mẹ mới cho con xem hoạt hình hay chơi đồ chơi….hãy nói với trẻ giờ nào được ăn cơm, giờ nào được chơi giờ nào nên đi ngủ. Khi bạn đang nói chuyện với người khác mà trẻ đến nói xen vào, nhõng nhẽo thì hãy nói “Chờ mẹ 2 phút mẹ nói xong chuyện mẹ sẽ nói chuyện với con”. Hãy nói nhẹ nhàng và tế nhị với trẻ. Trẻ con rất dễ dàng học những gì nó biết, nên dạy trẻ nói những câu như xin lỗi, cảm ơn, xin chào, tạm biệt và bản thân bạn cũng nên nói những từ đó để trẻ học theo.

Trẻ mắc lỗi phải nghiêm khắc trừng phạt lỗi của trẻ, gần gũi nhắc nhở và luôn nói với con bố mẹ mới là người có quyền quyết định.

Không a dua theo chúng, nhiều bố mẹ vẫn bênh con bất kể bé có những hành xử không đúng và khăng khăng con mình đúng và làm ngơ lỗi sai của con, khi ấy bé sẽ mặc định là bé không sai và sẽ tái diễn điều đó khi có cơ hội. Bé sẽ chối bay lỗi của  mình “mẹ bảo đúng” và thế là bạn là người cố thủ cho trẻ về những lỗi sai của mình.

Trước hết, bạn cần nhận thức đúng bản chất vấn đề, tìm hiểu một cách cặn kẽ về hành động  của con, lắng nghe ý kiến một cách khách quan và nói với bé là dù con có làm điều gì đi chăng nữa bố mẹ luôn yêu bé. Nhưng bé phải thành thật xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Hãy nói với con hiểu rằng chúng không được làm trái các quy tắc đã đề ra.
Thanh Ngọc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét