Kỹ năng ứng phó với nguy hiểm khi trẻ ở nhà một mình

Cha mẹ thường quan tâm tới việc giữ gìn an toàn cho con trong độ tuổi dưới 5 mà quên mất rằng ở độ tuổi nào, chúng ta cũng cần có những kỹ năng để bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm từ môi trường bên ngoài.
Kỹ năng ứng phó với nguy hiểm khi trẻ ở nhà một mình
Nguồn ảnh: Internet

Hơn nữa, các trẻ ở độ tuổi từ 6 tuổi trở lên rất tò mò và tích cực trong việc tìm hiểu thế giới xung quanh. Bởi vậy, đây cũng là giai đoạn mà trẻ gặp phải rất nhiều nguy hiểm bởi tính hiếu động của mình. Trong trường hợp cha mẹ buộc phải để con ở nhà một mình trong một thời gian ngắn, cha mẹ hãy trang bị cho con những kiến thức sau để giữ an toàn cho bản thân.

Các mối nguy hiểm mà trẻ thường gặp phải khi ở nhà một mình

Nguy hiểm do chính trẻ gây ra: Trong quá trình vui chơi, hoạt động, các bé rất dễ làm rơi vỡ đồ vật, ngã làm thương bản thân, thậm chí là gay cháy nổ nguy hiểm.
Nguy hiểm từ yếu tố bên ngoài: Ai cũng biết có thể có rất nhiều kẻ ác rình mò quanh nhà mình, đó có thể là kẻ trộm cắp, có mục đích xấu khi người lớn vắng nhà. Bởi vậy, nguy cơ trẻ gặp nguy hiểm từ các yếu tố bên ngoài này là rất lớn.
Nguy cơ nguy hiểm từ chính ngôi nhà của bạn: Đây tưởng chừng như là điều khó tin nhưng vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Những đồ vật gia dụng như phích nước nóng, ổ phích căm điện, bếp ga… cũng rất có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm cho bé.

Vậy những kỹ năng cha mẹ cần trang bị cho con trong giai đoạn này là gì?

Các bé ở độ tuổi học mẫu giáo lớn, cấp 1 hoàn toàn có thể nhận thức được các mối nguy hiểm xung quanh. Nếu bạn buộc phải để bé ở nhà một mình thì hãy giúp bé trang bị những kiến thức sau:
Biết cách gọi điện cho cha mẹ khi có việc khẩn cấp: Cha mẹ hãy ghi lại số điện thoại của mình, của các đơn vị cứu hỏa, cấp cứu khác kèm theo hình ảnh chỉ dẫn (Hình chữ thập đối với xe cứu thương, hình ngọn lửa đối với cứu hỏa…) ở nơi mà bé có thể thấy dễ dàng nhất. Hãy hướng dẫn bé cách quay số khi có sự việc nguy hiểm xảy ra phù hợp với từng số điện thoại. Tuy nhiên để tránh trường hợp bé gọi để chơi đùa, cha mẹ hãy nghiêm khắc cảnh báo cho con những tai hại của việc làm đó.
Không mở cửa và tiếp xúc gần với người lạ: Cha mẹ hãy dặn dò con rằng tránh tiếp xúc với người lạ và đặc biệt là không mở cửa nhà cho những người lạ đó. Hãy dạy cho con cách từ chối tiếp chuyện với người lạ là cách giúp con tránh khỏi những lời dụ dỗ của kẻ xấu.
Trước khi ra khỏi nhà, cha mẹ hãy cất hoặc để các đồ vật có nguy cơ gây nguy hiểm cho con xa tầm với của trẻ để hạn chế các mối nguy hiểm cho trẻ. Đặc biệt hãy cẩn thận trong việc đóng và khóa cửa. Hãy dặn bé rằng bạn ra ngoài trong bao lâu và thực hiện đúng lời nói đó để các con không bị hoang mang, sợ hãi.

Nguồn: wedo-wegood.edu.vn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét